Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

CHỮ KÝ SỐ VỚI THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TRÊN TOÀN QUỐC

CÔNG TY DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ÁP DỤNG CHỮ KÝ SỐ VỚI THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 

Từ ngày 1/11/2013 sử dụng chữ ký số trong thủ tục Hải quan,Công ty , doanh nghiệp, người khai Hải quan phải đăng ký với Chi cục Hải quan địa phương hoặc cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục Hải quan điện tử theo quyết định 2341/QĐ-BTC(18/9/2013)& điều 4 Nghị định 87/2012/NĐ-CP(23/10/2012) & điều 5 thông tư 196/2012/TT-BTC (25/11/2012).

Lợi ích sử dụng chữ ký số liên quan thủ tục hải quan:

1. Được ưu tiên thực hiện trước so với đăng ký hồ sơ bằng giấy. 2. Nhận thông tin phản hồi từ chi cục Hải quan nơi trực tiếp đăng ký tờ khai và thông tin liên quan quá trình xử lý hồ sơ Hải quan điện tư từ Hệ thống
3. Được sử dụng lưu trữ chứng từ in ra từ hệ thống hải quan điện tử theo Luật  giao dịch điện tử

Lưu ý: trước khi sử dụng chữ ký số, công ty doanh nghiệp , người khai hải quan phải đăng ký chữ ký số với cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin điện tử Hải quan.

Chữ ký số công cộng có giá trị pháp lý được Hải quan xác nhận tương thích Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử


Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

KHÁT VỌNG DOANH NHÂN "TUỔI HƯU" 
Ở LONG THÀNH, NHƠN TRẠCH

Máy móc nhập khẩu từ một số nước như Singapore


CTY TNHH Muối Biển Việt mới thành lập đầu năm 2013
Chúng tôi ấn tượng chú Võ Công Thành, tuổi đã về hưu nhưng tâm tư tự hỏi tại sao nước ta nhiều muối nguyên liệu sao vẫn phải nhập muối thành phẩm, phải nhập khẩu hệ thống máy chế biến giá rất cao, khó sửa chữa  nên quyết tâm dành trọn tâm huyết nhiều năm nghiên cứu máy móc thiết bị để chế biến muối biển thành muối ăn, muối hóa học phục vụ ngành công nghệ thực phẩm. 

Dù nhà ở 129/26K,Nguyễn Trãi,P.2,Q.5,TP.Hồ Chí Minh nhưng hàng ngày vẫn đến xưởng cơ khí CTY TNHH Muối Biển Việt ở  Ấp Sơn Hà, Xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Ước mơ chú để lại cho đời hương vị muối mặn chất lượng cao từ chính nhà máy ở vùng đất Nhơn Trạch trong tương lai không xa, được biết qua năm hệ thống máy móc sẽ được thử nghiệm mẻ muối thử nghiệm đầu tiên.

Sau đó sản xuất hàng  loạt  hệ thống máy móc cung cấp cho các vùng biển có sẵn nguồn nguyên liệu làm tiền đề phát triển ngành công nghiệp muối nước nhà , mà máy móc thiết bị do chính người Việt chúng ta thiết kế, giá đầu tư thấp bằng 2/3 hàng nhập khẩu. 
Thương hiệu "Muối Biển Việt" sớm thành hiện thực




CÔNG TY ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG XÂY DỰNG 
Ở LONG THÀNH , NHƠN TRẠCH

Mới ngày nào gặp anh Lê Thanh Bìnhkể  từ khi làm báo cáo thuế -  kế toán -  tư vấn Luật cho CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG AN PHƯỚC PHÁT (Tổ 14, Ấp 1, Xã An Phước, huyện  Long Thành, Tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 0908 100 7xx). Hôm trò chuyện bàn bạc kế hoạch kinh doanh làm ăn ở Cà-phê Hưng Phát ( Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai) cùng nhóm bạn, tiếng nhạc ồn ào nhưng không làm át đi sự sôi nổi bàn cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng có nhu cầu xây dựng. 

Doanh nghiệp đã dần ổn định  hiện đang thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, bao gồm cả vật tư nguyên liệu  kể cả công trình lắp đặt điện nước, dạng thi công thiết kế trọn gói tại Long Thành Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Một góc thư giãn của Resort

Gặp lại anh gương mặt rạng rỡ, dường như làm chủ doanh nghiệp anh tự tin nhiều hơn trước hay khách hàng tiềm năng khu vực sân bay Long Thành, thành phố mới Nhơn Trạch nhu cầu xây dựng tăng cao làm anh cảm thấy doanh nghiệp mình đón đầu xu hướng sản phẩm là đúng đắn. 

Doanh nghiệp nắm bắt xu hướng sản phẩm tiêu dùng, thị trường đủ lớn chắc hẳn doanh nghiệp sẽ đứng vững trong thời gian tới .
 
Công trình đang xây dựng Long Thành-Nhơn Trạch

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

NGƯỜI XÂY “TỔ ẤM”

Tôi quen biết anh (Kiến trúc sư Vũ Văn Dũng) từ rất lâu trước khi anh học Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai, rồi khoa kiến trúc Trường đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh. Thế rồi mãi sau này mới có dịp gặp lại, khi tôi còn phụ trách họat động xuất nhập khẩu công việc thường ở cảng biển và sân bay Tân Sơn Nhất - TP.Hồ Chí Minh.

Năm 1999, rất vui được anh  giúp thiết kế thi công cho căn nhà của anh trai mình, đây thực sự là kết qủa của qúa trình tư vấn giải thích cặn kẽ những lợi ích ngay khi có kế họach xây sửa căn nhà. Là chủ nhân ngôi nhà ai mà chẳng lo toan kinh phí để xây nhà hay hình dáng ngôi nhà sẽ ra sao, nhu cầu sử dụng thế nào phù hợp cho vài chục năm tới

Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Nam Kiến
Nhớ lại, thời gian trước những năm 1997, đa số gia chủ thuê các anh  em thợ xây có kinh nghiệm, họ vừa làm vừa mô tả căn nhà cho chủ nhân khi đang xây từng viên gạch. Anh Long, anh Thế hàng xóm tôi xây căn nhà trệt tại phường Hố Nai (Biên Hòa, Đồng Nai), chủ nhà vừa làm vừa lo không biết có đủ kinh phí hay kế họach ra sao. Căn nhà như bao căn nhà khác giông giống nhau, đến nay vẫn chắc chắn vững bền, tuy nhiên nhìn tổng thể tính khác biệt ở vẻ bề ngòai về trang trí gần như giống bao ngôi nhà khác, chỉ để ở là chính không như ngôi nhà trệt anh trai tôi khi xây năm 1999.

Dù là nhà trệt cấp 4 nhưng nhờ bàn tay của kiến trúc sư  căn nhà nhìn từ ngòai vào trong, cách phân bố khá hợp lý. Sau 14 năm trôi qua, căn nhà vẫn rộng rãi cho sinh họat của vợ chồng và 2 con. Anh tôi vẫn tự hào yêu thích về hình dáng và cách bố trí đồ đạc trong căn nhà. Không như kiểu thiết kế cũ bếp và phòng khách tách rời nhau. Ở đây khu bếp nối liền nơi tiếp khách khiến căn nhà thêm rộng. Phòng riêng bố hợp lý. Cửa chính đón khách lùi theo hình tứ giác tạo tầm nhìn thoáng đãng, các cửa sổ bố trí mái che bằng bê tông nhẹ theo hình chữ U ngược, khá hài hòa với mặt tiền 12 mét nhưng chỉ sâu 5 mét nằm trên đường hẻm

Kiến trúc sư Vũ Văn Dũng
Dù có đi đây đó nhưng nhà ở dường như đã trở thành máu thịt của mỗi người vậy. Hồn nhà vẫn hiện diện trong mỗi người và hạnh phúc “tổ ấm” cũng cần người có chuyên môn tư vấn chuyên nghiệp trợ giúp như bao công việc xã hội khác.  Nhà gia đình tôi và nhiều căn nhà khác ở Biên Hòa, Đồng Nai có phần chia sẻ tư vấn tâm huyết yêu nghề mê nghiệp của Kiến trúc sư Vũ Văn Dũng - Giám đốc Cty TNHH Thiết kế Xây dựng Nam Kiến ở Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

CỒNG CHIÊNG VỀ VỚI NHÀ THỜ THÁNH TÂM ( TÂN BIÊN-BIÊN HÒA-ĐỒNG NAI)

Hôm qua, giáo dân giáo xứ Thánh tâm được tận mắt nhìn các anh các chị các cô các chú vang điệu nhạc đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ca hát  âm vang nghe rất lạ lùng đắm say, tiếng hát cùng tiếng chiêng, bộ gõ vang tiếng rất mộc. Nhìn nghe đoàn  biểu diễn rất ấn tượng trước sảnh giáo đường, vang vọng gợi  ( liên tưởng) nhớ  dòng nhạc ngoại vang bóng một thời rất “ đã” ở quán Cà phê Thế (Tân Hòa-Biên Hòa) do Ban nhạc Tuấn Cường - Ghita thùng biểu diễn


Nhìn ảnh chụp nhà thờ nơi vùng sâu vùng xa với mái tôn che nắng mưa, ai cũng cảm động rộng tay hưởng ứng đóp góp nhiệt tình, mới thấu hiểu cộng đồng dân xứ hảo tâm chung tay góp dựng, xây công trình tôn giáo nhà thờ mới cho đồng bào dân tộc vùng hẻo lánh


Cha xứ Nguyễn Minh Chánh ( 0918 657 791 ) cất công cùng với đoàn hơn 20 người ăn vận trang phục rất đặc trưng của vùng miền Phú Lương-Bình Long-Bình Phước cùng nhau hiệp dâng thánh lễ và nói lời cảm ơn xúc động bằng bài hát rất khác biệt so với các cuộc vận động xây dựng công ích khác

Ai ai cũng mong được nghe lại âm thanh hình ảnh đẹp của giáo dân với trang phục lạ mắt ngay tại nhà  thờ  mới xây ở Phú Lương

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

CÔ THỦY CHIA TAY BAO NGƯỜI THÂN YÊU SAU 30 NĂM GẮN BÓ GIẢNG DẠY NHIỀU THẾ HỆ HỌC SINH

Mới ngày nào tuổi 12 được Cô giảng dạy toán học năm 1980 , thoáng mà nay đã gần 30 năm trôi qua, trường lớp nay khang trang hơn, lớp đàn anh trưởng thành cũng nhiều ,cái thời mà khó khăn luôn là động lực vươn lên của nhiều học sinh hay trò chơi đánh đáo bằng đồng tiền kim loại, bắn bi, “chơi khăng”, “bắn dây thung hay bạt thun”, nhảy dây, cò cò, “ô quan”, trốn tìm … là niêm vui ngây thơ hồn nhiên nhất tuổi học sinh trong giờ nghỉ giải lao. Bạn thì sao? Chứ hình như kinh tế gia đình khá giả hôm nay , động cơ học tập tốt hay trò trơi giải trí của học sinh đa phần lại là mong ước của phụ huynh hay áp lực tranh đua cuộc sống trò chơi hiện đại hay danh vọng xóm làng hơn là nỗ lực bản thân phấn đấu với sự dìu dắt hướng dẫn của người lớn

Thầy cô giáo trường Lý Tự Trọng - Tân Biên - Biên Hòa - Đồng Nai và cựu học sinh


Hôm họp mặt truyền thống Cựu học sinh Thầy Cô rất vui và lũ chúng tôi mới hay tin Phạm Kim Khôi, Thầy Lê Khắc Hiếu hiệu trường nhà trường, Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy rồi sắp tới cô Lan Anh, Thầy Trần Văn Cường cùng là Phó hiệu trưởng trường cấp 2 Lý Tự Trọng (/Trường Hố Nai xưa: Tân biên, Biên Hòa, Đồng Nai), Thầy Hải/toán, Cô Phường/văn, và nhiều Thầy Cô khác cũng sắp đến tuổi hưu.

Vui buồn lẫn lộn, hôm nay, Ban giám hiệu, Công đòan cùng đồng nghiệp tổ chức tiệc chia tay, Cô trò ai cũng cảm động những nỗ lực đào tạo đã qua, chúc tụng nhiều niềm vui hạnh phúc cho Cô và gia đình sẽ nghỉ dưỡng du lịch… sau nhiều tháng năm giảng dạy lao động miệt mài, để lại nhiều thế hệ học sinh thành tài, đạo đức.



Cô Thủy cho hay nghề sư phạm cao qúy, chia sẻ kiến thức đã trở thành máu thịt trong Cô đến suốt đời rồi và mãi mãi sau này ai ai cũng gọi mình  bằng cái tên thân thương “Cô giáo Thủy”

KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI

Khai giảng năm học mới, Thầy & trò trường Nguyễn Huệ ( Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai) nhìn bong bóng bay từ tay các học sinh bé nhỏ thân thương bay trên trời cao, ước vọng khát khao của các bậc phụ huynh sao đẹp quá. Nhìn các bé học sinh ngây thơ  hồn nhiên thấy ai ai cũng chạnh lòng “nhìn lại mình” vui lây mừng phấn khởi với  việc học...


Trường Nguyễn Huệ - Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai

Người làm công tác giáo dục rất vui nhận  được sự hưởng ứng nhiệt tình trong suốt  5 năm qua, sự quan tâm  của lãnh đạo địa phương, Thầy Cô , phụ  huynh và  họ c sinh…chung tay  làm cho trường lớp sạch đẹp, thành tích học giỏi  sống tốt danh tiếng  xứng tầm trường chuẩn quốc gia, tự hào là học sinh, xứng danh tên trường vị anh hùng dân tộc trường  tiểu học Nguyễn Huệ
Ban Giám Hiệu và Ban Đại Diện Cha Mẹ Học Sinh





Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP TRÁNH VI PHẠM BÁO CÁO THUẾ QÚA HẠN

Đa phần các cá nhân trước khi thành lập công ty, doanh nghiệp thường được các công ty chuyên tư vấn về Luật doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật quản lý thuế, Luật Kế toán...

Tuy nhiên một số cá nhân vô tư thành lập công ty doanh nghiệp vội và ng mà chưa nắm rõ trách nhiệm phải thực hiện các báo cáo thuế trong thời hạn 30 ngày kế  từ  khi có  giấy đăng ký  kinh doanh, phải lập hồ sơ khai thuế ban đầu cũng như báo cáo thuế môn bài năm, báo cáo thuế GTGT hàng tháng trước ngày 20 của tháng kế tiếp, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính & tình hình sử dụng hoá đơn trước ngày 30 của tháng kế cuối qúi, báo cáo thống kê...
Bà Nguyễn Thị Kim Vân - Phó Cục trưởng Cục thuế Đồng Nai

Dù không phát sinh doanh thu mua vào hay hàng hóa  bán ra, mà chưa nộp báo cáo thuế cũng vi phạm hay nộp báo cáo tờ khai thuế qúa hạn cũng vi phạm pháp luật về thuế như điều 9 nghị định 98/2007/ND-CP(7/6/2-007) & điểm 2b điều 1 nghị  định số: 13/2009/NĐ-CP (13/02/2009) sửa đổi bổ sung ND 98/2007/ND-CP
  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 05 đến 10 ngày.
  2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 đến 20 ngày.
  3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 đến 30 ngày.
  4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 đến 40 ngày.
  5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 đến 90 ngày hoặc  nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp”
Tùy tình tiết tăng nặng và tái phạm nhiều lần hay “ Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù người có thẩm quyền/ cơ quan thuế đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó”.... mức phạt tiền có thể lên đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các thủ tục thuế quy định (Điều 18 nghị  định số 13/2009/NĐ-CP kí ngày 13/02/2009)

Chỉ đến khi doanh nghiệp làm thủ tục hồ sơ giải thể, doanh nghiệp mới “ngộ ra“phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ  báo cáo thuế, hiểu ra trách nhiệm của doanh nghiệp lúc này thì đã qúa muộn và bị phạt nặng. Khi cơ quan thuế lập biên bản vi phạm về pháp luật thuế, ra quyết định phạt, phải nộp phạt xong doanh nghiệp mới có “ Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế “để hoàn thành hồ sơ giải thể ( theo Điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010).

Tuy nhiên một số doanh nghiệp tiếc tiền hay vì lý do nào đó thấy vô  lý  bởi tính tự  khai tự  nộp , không cần nhắc nhở,  không thực hiện nộp phạt, nên tiền phạt doanh nghiệp lại phát sinh “ phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, tiền phạt” dẫn đến hệ lụy từ  việc “ không nộp hoặc nộp chậm báo cáo tờ khai thuế” “ không nộp phạt” từ sai sót này đến cái sai sót khác cũng không giải thể doanh nghiệp được.

Thế nên số liệu con số doanh nghiệp trên giấy tờ có  thể  còn “sống” nhưng thực tế họ không kinh doanh nữa và đã “chết” thật, làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý theo dõi mất nhiều thời gian lãng phí cho cả cơ quan quản lý nhà nước bên doanh nghiệp và chỉ vì doanh nghiệp không được tư vấn về pháp  luật thuế.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

CÔNG TY DOANH NGHIỆP ĐỒNG NAI ĐI “SĂN” THỊ TRƯỜNG

Theo đánh giá của Bộ Công thương, năm 2013, khó khăn chính của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hàng của Việt Nam ở các thị trường lớn, như: Mỹ, châu Âu và Nhật Bản là sức tiêu thụ yếu và các rào cản kỹ thuật có xu hướng “khó nhằn” hơn.

Sản xuất tủ xuất khẩu sang Hàn Quốc của Công ty chế biến gỗ Quyết Thành - Biên Hòa - Đồng Nai.

Dù kinh tế còn những khó khăn trước mắt, nhưng nhiều DN làm hàng xuất khẩu vẫn chủ động tìm hiểu nhu cầu, khai thác thêm các thị trường cả mới lẫn cũ để duy trì sản xuất cho DN.

* Chuyển hướng bán hàng

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang Nga và Hàn Quốc của Công ty chế biến gỗ Quyết Thành (huyện Trảng Bom) đạt 900 ngàn USD, tăng gần 100 ngàn USD so với năm 2011. Đến nay, DN đã có đơn hàng đến hết tháng 6. Mặc dù khá ổn định ở thị trường mới nhưng Quyết Thành vẫn luôn quan tâm đến thị trường cũ (châu Âu). Giữa tháng 3 vừa qua, bà Nguyễn Thu Phương, Phó giám đốc công ty đã đi một số nước châu Âu để khảo sát thị trường. Hai quốc gia mà bà Phương đang đặt nhiều hy vọng nhằm đưa hàng trở lại là Đức và Hà Lan. Đây là hai nước đang có DN nhập khẩu đồ gỗ khá mạnh từ các quốc gia châu Á, nhất là Trung Quốc. “Trước đây công ty vẫn xuất hàng sang Đức, Ý và Pháp nhưng hiện tại hai nước Ý và Pháp sức tiêu thụ vẫn còn yếu. Song qua tìm hiểu, tôi thấy nhiều DN ở Đức và Hà Lan có khuynh hướng nhập khẩu hàng về cung cấp cho các nước khác trong khu vực châu Âu”. Nhìn thấy cơ hội, nhưng theo bà Phương, những khó khăn khi đàm phán ở châu Âu vẫn nằm ở chỗ, hàng DN Việt Nam hiện bị cạnh tranh rất gay gắt giá từ các DN Trung Quốc. “Mỗi lần đàm phán, khách lấy giá hàng của Trung Quốc để so sánh. Về chất lượng sản phẩm thì hàng Việt Nam được đánh giá tốt nhưng giá thì cao hơn Trung Quốc” - bà Phương nói.

Cũng trong kế hoạch tìm kiếm thị trường, ông Nguyễn Tiến Bình, Giám đốc Công ty mây tre đan Hà Thịnh ở phường Trảng Dài (TP.Biên Hòa) cho hay, ông vừa dự hội chợ chuyên ngành nội thất ở Singapore. Tại đây, ông Bình đã “kéo” được 2 khách hàng ở Đông Âu về ký hợp đồng với DN. Ông Bình nói: “Kinh phí năm nay khó khăn nên thay vì tham gia gian hàng tại hội chợ thì tôi chỉ đến tham quan. Ở đây mình vừa tìm hiểu xu hướng tiêu dùng, gặp gỡ nhà kinh doanh và có thể đàm phán ngay với họ”. Ông Bình cũng cho hay, sắp tới tại TP.Hồ Chí Minh tổ chức hội chợ quốc tế chuyên ngành này ông sẽ  tham dự. Đây cũng là cơ hội để DN tìm thêm khách hàng.

* Kỳ vọng thị trường Mỹ - Nhật

Nhiều DN làm hàng xuất khẩu sang Mỹ vẫn đang kỳ vọng nhiều ở thị trường này, nhất là lĩnh vực thủy sản và đồ gỗ. Ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc DN tư nhân Minh Tiến chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở phường Tân Biên (TP.Biên Hòa) cho biết, trong đợt khảo sát thị trường đầu năm nay tại Mỹ, ông thấy một số bang, như: California hay Hawaii sức tiêu thụ đã có phần tốt hơn. Do đó, ông cũng đang đàm phán với một số khách hàng tại Hawaii có nhu cầu về sản phẩm đồ gỗ ngoại thất.

Khách nước ngoài tham quan hội chợ quốc tế đồ gỗ năm 2013 tại TP.Hồ Chí Minh vào giữa tháng 3 vừa qua.

Đánh giá về thị trường xuất khẩu, Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - phó chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) các nhà xuất nhập khẩu Đồng Nai, kiêm giám đốc công ty Luật Việt Á, chuyên thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp ở Đồng Nai cho biết, cả hai nước Mỹ và Nhật Bản đang đưa ra các biện pháp kích thích tiêu dùng trong nước, có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. “Đương nhiên khi kích cầu tiêu dùng trong nước thì họ sẽ đưa ra những rào cản kỹ thuật để chống hàng nhập khẩu tràn vào. DN xuất nhập khẩu Việt Nam nếu chủ động tìm hiểu để không bị vướng những hàng rào này thì sẽ có nhiều cơ hội. Đặc biệt, trong tháng 4 này, phía Nhật Bản sẽ xem xét hồ sơ để chấp nhận kết quả kiểm nghiệm một lần ở Việt Nam, tránh phải kiểm tra hai lần đối với hàng nhập khẩu vào Nhật. Đây cũng là tín hiệu vui cho DN xuất khẩu”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ nhiệm CLB các nhà xuất nhập khẩu Đồng Nai chia sẻ.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cũng cho hay, năm 2013 được dự báo là khó khăn nên khá nhiều DN đã chủ động ngay từ đầu năm tìm kiếm thị trường với nhiều hình thức: thông qua các hội thảo ở TP.Hồ Chí Minh, tham tán thương mại ở các nước cũng như đi khảo sát trực tiếp thị trường.


Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

LIỀU THUỐC GIÃN THUẾ


Năm 2013 được xác định là một năm nhiều khó khăn nên ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Trong những giải pháp này, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng, giãn thuế trước mắt sẽ giúp ngay cho DN giải quyết được phần nào tình thế khó khăn về vốn.
Phần đầu của Nghị quyết 02 đề cập ngay đến việc giúp DN giải quyết hàng tồn kho và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đây cũng là điều mà các DN mong mỏi. Trong cả năm 2012, giới sản xuất kinh doanh đều vất vả xoay trở, tìm cách đẩy hàng tồn để duy trì hoạt động.
* “Mượn” vốn làm ăn
Ông Nguyễn Doãn Chính, Phó giám đốc Công ty Đức Lộc chuyên chế biến gỗ ở huyện Trảng Bom cho rằng, giãn thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng vào thời điểm này cũng như cho DN “mượn” vốn để duy trì sản xuất. “Thực chất số tiền không nhiều, nhưng với những DN nhỏ như chúng tôi cũng giúp bù vào vốn lưu động. Số tiền đó chủ yếu sử dụng cho việc trả lương hoặc thanh toán tiền điện, bảo hiểm cho công nhân. Nhiều khi DN chỉ  “kẹt” khoảng hơn 100 triệu đồng nhưng vay ngân hàng không được do tài sản đã thế chấp hết rồi mà thủ tục cũng rất mất thời gian” – ông Chính nói.
Sản xuất gỗ tại một doanh nghiệp ở phường Tân Biên (TP. Biên Hòa). Ảnh: V. Nam
Trung bình mỗi tháng, DN Đức Lộc phải nộp thuế GTGT khoảng 80 triệu đồng. Theo ông Chính, DN sử dụng nguồn nguyên liệu là gỗ từ rừng trồng, như: tràm, xà cừ… của nông dân nên khi mua không có hóa đơn GTGT. Song, sản phẩm phôi gỗ của DN khi bán ra cho các đơn vị sản xuất khác hầu hết phải xuất hóa đơn GTGT, không trừ được thuế GTGT đầu vào nên công ty hầu như phải nộp đủ 10% thuế  GTGT. Tương tự, Công ty Anh Thiên Kim (ở huyện Trảng Bom) chuyên sản xuất dăm gỗ dùng cho sản xuất ván ép, nguồn nguyên liệu đầu vào được DN mua gom từ gỗ vườn tạp không có hóa đơn, và khi dăm gỗ được bán ra đều phải xuất hóa đơn có thuế GTGT. Mỗi tháng, DN này phải nộp gần 100 triệu đồng tiền thuế GTGT, khoản tiền này được Nhà nước cho “mượn” cũng là điều đáng mừng, trong lúc nguồn vốn rẻ vẫn rất khó tìm.
Chị Phạm Thị Thanh Mai, Trưởng chi nhánh Công ty luật Việt Á (TP.Biên Hòa) chuyên làm dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp, và báo cáo thuế cho các DN cho rằng, gia hạn thuế GTGT có lợi nhiều cho những DN sử dụng số lao động đông và làm hàng gia công, như: may mặc, giày dép, chế biến gỗ. Với những DN phải mua nguyên liệu đầu vào theo thời vụ trữ lại để sản xuất cả năm hoặc DN bị đọng vốn do khách hàng chiếm dụng thì đây cũng là cơ hội để tiếp tục duy trì sản xuất.
* Mang tính động viên
Nếu như gia hạn nộp thuế GTGT sẽ hỗ trợ ngay cho DN một phần vốn thì gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong thời điểm này chỉ mang tính chất động viên. Cũng theo chị Mai, hiện tại rất ít DN sản xuất có lãi, và nếu có, số tiền lãi cũng không đáng kể so với bình thường, nên số tiền nộp thuế TNDN cũng không nhiều. Chính vì vậy, chính sách này mang tính động viên nhiều hơn. Chủ DN tư nhân may Thịnh Phát (TP.Biên Hòa), anh Nguyễn Hữu Thịnh, cũng thừa nhận, việc có lãi để đóng thuế TNDN hiện nay là “giấc mơ”. “Nhìn vào doanh thu thì vẫn thấy bằng những năm trước đó, nhưng thực tế là DN không hề có lãi do mọi chi phí tăng cao, trong khi giá sản phẩm bán ra thấp, hiện nay không bị ngưng hoạt động duy trì được sản xuất đã là tốt rồi” – anh Thịnh nói. 
Có lẽ, điều mà nhiều DN vừa và nhỏ trông đợi nhiều ở Nghị quyết 02 là sớm hạ mức thuế TNDN từ 25% xuống 20%. Được biết, Thủ tướng đã ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế TNDN xuống 20% bắt đầu từ ngày 1-7-2013 cho DN vừa và nhỏ.

BIÊN HÒA KHAI THUẾ QUA MẠNG


Chị Vũ Thị  Kim Xuân, nhân viên kế toán của một doanh nghiệp (DN) tư nhân ở phường Tân Hiệp, TP.Biên Hòa cho biết, hàng tháng vào những ngày kê khai thuế, chị phải mất một buổi  mới xong, mặc dù công việc chỉ đáng vài phút do thời gian ngồi chờ đợi lâu. Để giảm áp lực, Chi cục Thuế Biên Hòa đang đẩy mạnh việc triển khai kê khai thuế qua mạng (KKTQM).


Các doanh nghiệp đang làm thủ tục kê khai thuế bằng phương pháp truyền thống tại Chi cục Thuế Biên Hòa. Ảnh: B. Nguyên
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Công ty Luật Việt Á (chuyên dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp) ở phường Tân Biên chia sẻ, từ đầu năm đến nay, nhân viên của công ty không còn bị ám ảnh khi đến ngày đi kê khai thuế nữa. Vốn là doanh nghiệp (DN) chuyên làm dịch vụ kế toán và thuế cho các đơn vị sản xuất khác, cuối tháng nhân viên của Công ty Luật Việt Á phải mang cả chục bộ hồ sơ báo cáo thuế đi nộp. Do số lượng DN đến nộp đông, phải xếp hàng chờ đợi nên mỗi lần kê khai, nhân viên Công ty Luật Việt Á chỉ thực hiện được 3 bộ hồ sơ lại phải nhường cho người kế tiếp và rồi quay ra sau xếp hàng chờ! Cứ như vậy phải mất 3 đến 4 lượt xếp hàng mới hoàn tất các hồ sơ.
“Nhân viên đến ngày này đi báo cáo thuế ngán lắm, có hôm mất cả ngày mới kê khai xong. Từ đầu năm đến nay, tôi chuyển sang thực hiện KKTQM nên không còn phải chờ đợi như trước đây. Vào những ngày cuối tuần hay ngày nghỉ, mình vẫn kê khai thuế được, không lo trễ. Trong khi kê khai, nếu có sai sót thì việc sửa chữa cũng dễ dàng, còn kê khai bằng giấy mất công lắm. Việc KKTQM mới đầu chưa quen thì nghĩ là phức tạp nhưng thực tế khi sử dụng vài lần thấy khá dễ” – ông Tuấn nói.
Với việc quản lý gần 7 ngàn DN nên đến những ngày cuối tháng, Chi cục Thuế Biên Hòa hầu như quá tải, các DN dồn về kê khai thuế quá đông. Chi cục phải huy động tối đa lực lượng để làm việc vào những ngày này. Ông Nguyễn Toàn Thắng, Chi cục phó Chi cục Thuế Biên Hòa, cho biết, năm 2011 Chi cục bắt đầu triển khai việc KKTQM. Hết năm 2011, chỉ có 600 DN đăng ký KKTQM, đạt 10%. Một số nguyên nhân khiến lượng DN chưa thực hiện mạnh, như: chương trình còn mới, các DN vẫn quen với việc kê khai truyền thống (kê khai qua giấy) nên ngại thay đổi và nhiều DN còn hạn chế về điều kiện tin học.
Sang năm 2012, Chi cục Thuế Biên Hòa quyết tâm tăng số lượng DN thực hiện KKTQM lên 65-70% số DN để giảm áp lực về thời gian cho cả DN lẫn cán bộ thuế. Để hỗ trợ trong việc tư vấn, giúp đỡ các DN thực hiện việc này, Chi cục đã mời một số đơn vị tư vấn dịch vụ kê khai thuế thuê đến trực tiếp hướng dẫn. Ông Thắng nói: “Chỉ một mình Chi cục Thuế hướng dẫn việc thực hiện KKTQM sẽ không đủ cán bộ, như thế hiệu quả không cao nên phải phối hợp với các đơn vị tư vấn mới đạt yêu cầu”.
Điều đó đã hoàn toàn đúng khi 9 tháng của năm 2012 đã có hơn 3 ngàn DN chuyển sang thực hiện việc KKTQM và khả năng trong năm nay kế hoạch 70% số DN thực hiện KKTQM của Chi cục Thuế Biên Hòa  là có thể đạt được. Đẩy mạnh việc KKTQM  cũng là công tác cải cách thủ tục hành chính mà tỉnh đang quyết liệt thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho DN và người dân.
Sang năm 2012, Chi cục Thuế Biên Hòa quyết tâm tăng số lượng DN thực hiện KKTQM lên 65-70% số DN để giảm áp lực về thời gian cho cả DN lẫn cán bộ thuế. Để hỗ trợ trong việc tư vấn, giúp đỡ các DN thực hiện việc này, Chi cục đã mời một số đơn vị tư vấn dịch vụ kê khai thuế thuê đến trực tiếp hướng dẫn. Ông Thắng nói: “Chỉ một mình Chi cục Thuế hướng dẫn việc thực hiện KKTQM sẽ không đủ cán bộ, như thế hiệu quả không cao nên phải phối hợp với các đơn vị tư vấn mới đạt yêu cầu”.
Điều đó đã hoàn toàn đúng khi 9 tháng của năm 2012 đã có hơn 3 ngàn DN chuyển sang thực hiện việc KKTQM và khả năng trong năm nay kế hoạch 70% số DN thực hiện KKTQM của Chi cục Thuế Biên Hòa  là có thể đạt được. Đẩy mạnh việc KKTQM  cũng là công tác cải cách thủ tục hành chính mà tỉnh đang quyết liệt thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho DN và người dân.
Nguồn: Báo Đồng Nai

LÀNG TÔN MỸ NGHỆ "TUỘT DỐC"


Tiếng búa gò tôn chan chát,  tiếng máy cắt, gò tôn loạch xoạch liên hồi từ các nhà làm thùng tôn (thùng, chậu hoa bằng tôn để xuất khẩu) với xe chở hàng ra vào tấp nập… giờ đây chỉ còn trong ký ức  của người dân làng nghề sản xuất tôn mỹ nghệ xuất khẩu ở phường Hố Nai, TP.Biên Hòa.
* Hết việc làm
Một làng nghề phát triển khá tốt trong thời gian qua nhưng hiện nay lại đang “tuột dốc” với tốc độ nhanh. Các doanh nghiệp (DN), hộ gia đình đều lúng túng tìm lối thoát.
Anh Nguyễn Văn Quang ở KP1, có hơn 10 năm sản xuất chậu hoa bằng tôn để xuất khẩu. Những lúc cao điểm, gia đình anh phải thuê thêm 3 công nhân mới kịp làm hàng. Vậy mà gần 1 năm nay, anh phải đi làm công nhân ở  Khu công nghiệp Amata.

Một góc kho hàng tồn của Công ty TNHH Chương Thảo. Ảnh: V.Nam
Ở KP3, ông Nguyễn Đức Tuyên đã có thâm niên 30 năm làm nghề gò các sản phẩm bằng tôn và 13 năm làm hàng xuất khẩu. Trong nhà, trước đây ông luôn có 20 công nhân, nhưng nay chỉ còn vợ chồng ông đi kiếm hàng chợ về làm (sản xuất bông sen cho thùng tưới cây). Nhìn hơn 20 chiếc máy chuyên dụng làm tôn nằm chỏng chơ gỉ sét, ông Tuyên ngao ngán nói: “Năm ngoái còn có hàng sản xuất được khoảng 3 tháng, còn từ đầu năm tới giờ là ngưng luôn. Đầu tư máy móc khá tốn kém nhưng giờ bán đi chỉ cân sắt vụn, ở đây rất nhiều người bán như vậy. Một chiếc máy cuốn tạo gân tôn khi mua có giá hơn 1 triệu đồng nhưng cân lên bán sắt chỉ được 100 ngàn đồng. Tôi tiếc nên cố giữ lại xem thời gian nữa kinh tế khá lên, may ra có hàng sản xuất trở lại đỡ phải sắm”.
Ở phường Hố Nai, có hàng trăm hộ rơi vào cảnh như anh Quang và ông Tuyên.
* Doanh nghiệp “bẹp dúm”
Theo thống kê của UBND phường Hố Nai, trước đây trên địa bàn phường có 15 DN tư nhân và Công ty TNHH sản xuất và xuất khẩu mặt hàng tôn mỹ nghệ. Đến hết quý III năm nay, đã có 10 đơn vị làm tôn bị “bẹp dúm” và phải tuyên bố giải thể. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Công ty luật Việt Á, đơn vị làm dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp, kế toán và báo cáo thuế cho một số DN sản xuất nơi đây cho biết, có những DN bán hết tài sản vẫn không đủ tiền trả nợ mặc dù doanh thu trước đây lên đến trên 1 tỷ đồng mỗi tháng.
Nghề gò tôn ở Hố Nai có từ khá lâu, nhưng làm hàng xuất khẩu bắt đầu phát triển từ năm 1998. Làng nghề tập trung ở các khu phố 1, 2, 3 và 4. Nơi đây sản xuất hơn 100 mẫu mã sản phẩm mỹ nghệ bằng tôn để xuất sang thị trường châu Âu, đỉnh cao của nghề này vào những năm 2005, 2006 và 2007. Ông Nguyễn Đình Luật, Phó chủ tịch UBND phường Hố Nai, cho biết, đến năm 2008 làng nghề có trên 500 hộ sản xuất hàng xuất khẩu, số lao động từ các nơi khác tới làm thuê cho DN và hộ gia đình ở đây khoảng 2 ngàn người. Từ năm 2008 xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, nghề này bắt đầu giảm dần và hiện chỉ còn hơn 100 hộ đang hoạt động cầm chừng.
Ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Công ty TNHH Chương Thảo, ở KP3 cho hay, sản xuất tôn mỹ nghệ ở Hố Nai phụ thuộc quá nhiều vào thị trường châu Âu, nên từ khi kinh tế khu vực này gặp khó khăn, sản xuất hàng đã bị đứng lại. Có những năm doanh thu của Công ty TNHH Chương Thảo lên đến 30 tỷ đồng/năm, nhưng từ năm 2010 doanh thu của DN giảm xuống chỉ còn 15 tỷ đồng, năm 2011 còn 8 tỷ đồng và 9 tháng của năm nay mới được hơn 2 tỷ đồng. Lượng tôn nguyên liệu của DN tồn kho cao chưa từng thấy, với gần 30 cuộn tôn (150 tấn), 3 xưởng sản xuất luôn đóng cửa. “Tôi cũng còn trụ được do vốn không phải đi vay, nhưng chỉ tiền tôn tồn kho thôi cũng hết mấy tỷ đồng rồi. Hiện nay sản xuất thì không có hàng nhưng mỗi tháng vẫn phải chi hơn 20 triệu đồng để trả lương cho những công nhân cần giữ lại” – ông Chương chia sẻ.
Nguồn: Báo Đồng Nai