Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

CÔNG TY DOANH NGHIỆP ĐỒNG NAI ĐI “SĂN” THỊ TRƯỜNG

Theo đánh giá của Bộ Công thương, năm 2013, khó khăn chính của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hàng của Việt Nam ở các thị trường lớn, như: Mỹ, châu Âu và Nhật Bản là sức tiêu thụ yếu và các rào cản kỹ thuật có xu hướng “khó nhằn” hơn.

Sản xuất tủ xuất khẩu sang Hàn Quốc của Công ty chế biến gỗ Quyết Thành - Biên Hòa - Đồng Nai.

Dù kinh tế còn những khó khăn trước mắt, nhưng nhiều DN làm hàng xuất khẩu vẫn chủ động tìm hiểu nhu cầu, khai thác thêm các thị trường cả mới lẫn cũ để duy trì sản xuất cho DN.

* Chuyển hướng bán hàng

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang Nga và Hàn Quốc của Công ty chế biến gỗ Quyết Thành (huyện Trảng Bom) đạt 900 ngàn USD, tăng gần 100 ngàn USD so với năm 2011. Đến nay, DN đã có đơn hàng đến hết tháng 6. Mặc dù khá ổn định ở thị trường mới nhưng Quyết Thành vẫn luôn quan tâm đến thị trường cũ (châu Âu). Giữa tháng 3 vừa qua, bà Nguyễn Thu Phương, Phó giám đốc công ty đã đi một số nước châu Âu để khảo sát thị trường. Hai quốc gia mà bà Phương đang đặt nhiều hy vọng nhằm đưa hàng trở lại là Đức và Hà Lan. Đây là hai nước đang có DN nhập khẩu đồ gỗ khá mạnh từ các quốc gia châu Á, nhất là Trung Quốc. “Trước đây công ty vẫn xuất hàng sang Đức, Ý và Pháp nhưng hiện tại hai nước Ý và Pháp sức tiêu thụ vẫn còn yếu. Song qua tìm hiểu, tôi thấy nhiều DN ở Đức và Hà Lan có khuynh hướng nhập khẩu hàng về cung cấp cho các nước khác trong khu vực châu Âu”. Nhìn thấy cơ hội, nhưng theo bà Phương, những khó khăn khi đàm phán ở châu Âu vẫn nằm ở chỗ, hàng DN Việt Nam hiện bị cạnh tranh rất gay gắt giá từ các DN Trung Quốc. “Mỗi lần đàm phán, khách lấy giá hàng của Trung Quốc để so sánh. Về chất lượng sản phẩm thì hàng Việt Nam được đánh giá tốt nhưng giá thì cao hơn Trung Quốc” - bà Phương nói.

Cũng trong kế hoạch tìm kiếm thị trường, ông Nguyễn Tiến Bình, Giám đốc Công ty mây tre đan Hà Thịnh ở phường Trảng Dài (TP.Biên Hòa) cho hay, ông vừa dự hội chợ chuyên ngành nội thất ở Singapore. Tại đây, ông Bình đã “kéo” được 2 khách hàng ở Đông Âu về ký hợp đồng với DN. Ông Bình nói: “Kinh phí năm nay khó khăn nên thay vì tham gia gian hàng tại hội chợ thì tôi chỉ đến tham quan. Ở đây mình vừa tìm hiểu xu hướng tiêu dùng, gặp gỡ nhà kinh doanh và có thể đàm phán ngay với họ”. Ông Bình cũng cho hay, sắp tới tại TP.Hồ Chí Minh tổ chức hội chợ quốc tế chuyên ngành này ông sẽ  tham dự. Đây cũng là cơ hội để DN tìm thêm khách hàng.

* Kỳ vọng thị trường Mỹ - Nhật

Nhiều DN làm hàng xuất khẩu sang Mỹ vẫn đang kỳ vọng nhiều ở thị trường này, nhất là lĩnh vực thủy sản và đồ gỗ. Ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc DN tư nhân Minh Tiến chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở phường Tân Biên (TP.Biên Hòa) cho biết, trong đợt khảo sát thị trường đầu năm nay tại Mỹ, ông thấy một số bang, như: California hay Hawaii sức tiêu thụ đã có phần tốt hơn. Do đó, ông cũng đang đàm phán với một số khách hàng tại Hawaii có nhu cầu về sản phẩm đồ gỗ ngoại thất.

Khách nước ngoài tham quan hội chợ quốc tế đồ gỗ năm 2013 tại TP.Hồ Chí Minh vào giữa tháng 3 vừa qua.

Đánh giá về thị trường xuất khẩu, Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - phó chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) các nhà xuất nhập khẩu Đồng Nai, kiêm giám đốc công ty Luật Việt Á, chuyên thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp ở Đồng Nai cho biết, cả hai nước Mỹ và Nhật Bản đang đưa ra các biện pháp kích thích tiêu dùng trong nước, có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. “Đương nhiên khi kích cầu tiêu dùng trong nước thì họ sẽ đưa ra những rào cản kỹ thuật để chống hàng nhập khẩu tràn vào. DN xuất nhập khẩu Việt Nam nếu chủ động tìm hiểu để không bị vướng những hàng rào này thì sẽ có nhiều cơ hội. Đặc biệt, trong tháng 4 này, phía Nhật Bản sẽ xem xét hồ sơ để chấp nhận kết quả kiểm nghiệm một lần ở Việt Nam, tránh phải kiểm tra hai lần đối với hàng nhập khẩu vào Nhật. Đây cũng là tín hiệu vui cho DN xuất khẩu”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ nhiệm CLB các nhà xuất nhập khẩu Đồng Nai chia sẻ.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cũng cho hay, năm 2013 được dự báo là khó khăn nên khá nhiều DN đã chủ động ngay từ đầu năm tìm kiếm thị trường với nhiều hình thức: thông qua các hội thảo ở TP.Hồ Chí Minh, tham tán thương mại ở các nước cũng như đi khảo sát trực tiếp thị trường.


Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

LIỀU THUỐC GIÃN THUẾ


Năm 2013 được xác định là một năm nhiều khó khăn nên ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Trong những giải pháp này, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng, giãn thuế trước mắt sẽ giúp ngay cho DN giải quyết được phần nào tình thế khó khăn về vốn.
Phần đầu của Nghị quyết 02 đề cập ngay đến việc giúp DN giải quyết hàng tồn kho và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đây cũng là điều mà các DN mong mỏi. Trong cả năm 2012, giới sản xuất kinh doanh đều vất vả xoay trở, tìm cách đẩy hàng tồn để duy trì hoạt động.
* “Mượn” vốn làm ăn
Ông Nguyễn Doãn Chính, Phó giám đốc Công ty Đức Lộc chuyên chế biến gỗ ở huyện Trảng Bom cho rằng, giãn thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng vào thời điểm này cũng như cho DN “mượn” vốn để duy trì sản xuất. “Thực chất số tiền không nhiều, nhưng với những DN nhỏ như chúng tôi cũng giúp bù vào vốn lưu động. Số tiền đó chủ yếu sử dụng cho việc trả lương hoặc thanh toán tiền điện, bảo hiểm cho công nhân. Nhiều khi DN chỉ  “kẹt” khoảng hơn 100 triệu đồng nhưng vay ngân hàng không được do tài sản đã thế chấp hết rồi mà thủ tục cũng rất mất thời gian” – ông Chính nói.
Sản xuất gỗ tại một doanh nghiệp ở phường Tân Biên (TP. Biên Hòa). Ảnh: V. Nam
Trung bình mỗi tháng, DN Đức Lộc phải nộp thuế GTGT khoảng 80 triệu đồng. Theo ông Chính, DN sử dụng nguồn nguyên liệu là gỗ từ rừng trồng, như: tràm, xà cừ… của nông dân nên khi mua không có hóa đơn GTGT. Song, sản phẩm phôi gỗ của DN khi bán ra cho các đơn vị sản xuất khác hầu hết phải xuất hóa đơn GTGT, không trừ được thuế GTGT đầu vào nên công ty hầu như phải nộp đủ 10% thuế  GTGT. Tương tự, Công ty Anh Thiên Kim (ở huyện Trảng Bom) chuyên sản xuất dăm gỗ dùng cho sản xuất ván ép, nguồn nguyên liệu đầu vào được DN mua gom từ gỗ vườn tạp không có hóa đơn, và khi dăm gỗ được bán ra đều phải xuất hóa đơn có thuế GTGT. Mỗi tháng, DN này phải nộp gần 100 triệu đồng tiền thuế GTGT, khoản tiền này được Nhà nước cho “mượn” cũng là điều đáng mừng, trong lúc nguồn vốn rẻ vẫn rất khó tìm.
Chị Phạm Thị Thanh Mai, Trưởng chi nhánh Công ty luật Việt Á (TP.Biên Hòa) chuyên làm dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp, và báo cáo thuế cho các DN cho rằng, gia hạn thuế GTGT có lợi nhiều cho những DN sử dụng số lao động đông và làm hàng gia công, như: may mặc, giày dép, chế biến gỗ. Với những DN phải mua nguyên liệu đầu vào theo thời vụ trữ lại để sản xuất cả năm hoặc DN bị đọng vốn do khách hàng chiếm dụng thì đây cũng là cơ hội để tiếp tục duy trì sản xuất.
* Mang tính động viên
Nếu như gia hạn nộp thuế GTGT sẽ hỗ trợ ngay cho DN một phần vốn thì gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong thời điểm này chỉ mang tính chất động viên. Cũng theo chị Mai, hiện tại rất ít DN sản xuất có lãi, và nếu có, số tiền lãi cũng không đáng kể so với bình thường, nên số tiền nộp thuế TNDN cũng không nhiều. Chính vì vậy, chính sách này mang tính động viên nhiều hơn. Chủ DN tư nhân may Thịnh Phát (TP.Biên Hòa), anh Nguyễn Hữu Thịnh, cũng thừa nhận, việc có lãi để đóng thuế TNDN hiện nay là “giấc mơ”. “Nhìn vào doanh thu thì vẫn thấy bằng những năm trước đó, nhưng thực tế là DN không hề có lãi do mọi chi phí tăng cao, trong khi giá sản phẩm bán ra thấp, hiện nay không bị ngưng hoạt động duy trì được sản xuất đã là tốt rồi” – anh Thịnh nói. 
Có lẽ, điều mà nhiều DN vừa và nhỏ trông đợi nhiều ở Nghị quyết 02 là sớm hạ mức thuế TNDN từ 25% xuống 20%. Được biết, Thủ tướng đã ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế TNDN xuống 20% bắt đầu từ ngày 1-7-2013 cho DN vừa và nhỏ.

BIÊN HÒA KHAI THUẾ QUA MẠNG


Chị Vũ Thị  Kim Xuân, nhân viên kế toán của một doanh nghiệp (DN) tư nhân ở phường Tân Hiệp, TP.Biên Hòa cho biết, hàng tháng vào những ngày kê khai thuế, chị phải mất một buổi  mới xong, mặc dù công việc chỉ đáng vài phút do thời gian ngồi chờ đợi lâu. Để giảm áp lực, Chi cục Thuế Biên Hòa đang đẩy mạnh việc triển khai kê khai thuế qua mạng (KKTQM).


Các doanh nghiệp đang làm thủ tục kê khai thuế bằng phương pháp truyền thống tại Chi cục Thuế Biên Hòa. Ảnh: B. Nguyên
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Công ty Luật Việt Á (chuyên dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp) ở phường Tân Biên chia sẻ, từ đầu năm đến nay, nhân viên của công ty không còn bị ám ảnh khi đến ngày đi kê khai thuế nữa. Vốn là doanh nghiệp (DN) chuyên làm dịch vụ kế toán và thuế cho các đơn vị sản xuất khác, cuối tháng nhân viên của Công ty Luật Việt Á phải mang cả chục bộ hồ sơ báo cáo thuế đi nộp. Do số lượng DN đến nộp đông, phải xếp hàng chờ đợi nên mỗi lần kê khai, nhân viên Công ty Luật Việt Á chỉ thực hiện được 3 bộ hồ sơ lại phải nhường cho người kế tiếp và rồi quay ra sau xếp hàng chờ! Cứ như vậy phải mất 3 đến 4 lượt xếp hàng mới hoàn tất các hồ sơ.
“Nhân viên đến ngày này đi báo cáo thuế ngán lắm, có hôm mất cả ngày mới kê khai xong. Từ đầu năm đến nay, tôi chuyển sang thực hiện KKTQM nên không còn phải chờ đợi như trước đây. Vào những ngày cuối tuần hay ngày nghỉ, mình vẫn kê khai thuế được, không lo trễ. Trong khi kê khai, nếu có sai sót thì việc sửa chữa cũng dễ dàng, còn kê khai bằng giấy mất công lắm. Việc KKTQM mới đầu chưa quen thì nghĩ là phức tạp nhưng thực tế khi sử dụng vài lần thấy khá dễ” – ông Tuấn nói.
Với việc quản lý gần 7 ngàn DN nên đến những ngày cuối tháng, Chi cục Thuế Biên Hòa hầu như quá tải, các DN dồn về kê khai thuế quá đông. Chi cục phải huy động tối đa lực lượng để làm việc vào những ngày này. Ông Nguyễn Toàn Thắng, Chi cục phó Chi cục Thuế Biên Hòa, cho biết, năm 2011 Chi cục bắt đầu triển khai việc KKTQM. Hết năm 2011, chỉ có 600 DN đăng ký KKTQM, đạt 10%. Một số nguyên nhân khiến lượng DN chưa thực hiện mạnh, như: chương trình còn mới, các DN vẫn quen với việc kê khai truyền thống (kê khai qua giấy) nên ngại thay đổi và nhiều DN còn hạn chế về điều kiện tin học.
Sang năm 2012, Chi cục Thuế Biên Hòa quyết tâm tăng số lượng DN thực hiện KKTQM lên 65-70% số DN để giảm áp lực về thời gian cho cả DN lẫn cán bộ thuế. Để hỗ trợ trong việc tư vấn, giúp đỡ các DN thực hiện việc này, Chi cục đã mời một số đơn vị tư vấn dịch vụ kê khai thuế thuê đến trực tiếp hướng dẫn. Ông Thắng nói: “Chỉ một mình Chi cục Thuế hướng dẫn việc thực hiện KKTQM sẽ không đủ cán bộ, như thế hiệu quả không cao nên phải phối hợp với các đơn vị tư vấn mới đạt yêu cầu”.
Điều đó đã hoàn toàn đúng khi 9 tháng của năm 2012 đã có hơn 3 ngàn DN chuyển sang thực hiện việc KKTQM và khả năng trong năm nay kế hoạch 70% số DN thực hiện KKTQM của Chi cục Thuế Biên Hòa  là có thể đạt được. Đẩy mạnh việc KKTQM  cũng là công tác cải cách thủ tục hành chính mà tỉnh đang quyết liệt thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho DN và người dân.
Sang năm 2012, Chi cục Thuế Biên Hòa quyết tâm tăng số lượng DN thực hiện KKTQM lên 65-70% số DN để giảm áp lực về thời gian cho cả DN lẫn cán bộ thuế. Để hỗ trợ trong việc tư vấn, giúp đỡ các DN thực hiện việc này, Chi cục đã mời một số đơn vị tư vấn dịch vụ kê khai thuế thuê đến trực tiếp hướng dẫn. Ông Thắng nói: “Chỉ một mình Chi cục Thuế hướng dẫn việc thực hiện KKTQM sẽ không đủ cán bộ, như thế hiệu quả không cao nên phải phối hợp với các đơn vị tư vấn mới đạt yêu cầu”.
Điều đó đã hoàn toàn đúng khi 9 tháng của năm 2012 đã có hơn 3 ngàn DN chuyển sang thực hiện việc KKTQM và khả năng trong năm nay kế hoạch 70% số DN thực hiện KKTQM của Chi cục Thuế Biên Hòa  là có thể đạt được. Đẩy mạnh việc KKTQM  cũng là công tác cải cách thủ tục hành chính mà tỉnh đang quyết liệt thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho DN và người dân.
Nguồn: Báo Đồng Nai

LÀNG TÔN MỸ NGHỆ "TUỘT DỐC"


Tiếng búa gò tôn chan chát,  tiếng máy cắt, gò tôn loạch xoạch liên hồi từ các nhà làm thùng tôn (thùng, chậu hoa bằng tôn để xuất khẩu) với xe chở hàng ra vào tấp nập… giờ đây chỉ còn trong ký ức  của người dân làng nghề sản xuất tôn mỹ nghệ xuất khẩu ở phường Hố Nai, TP.Biên Hòa.
* Hết việc làm
Một làng nghề phát triển khá tốt trong thời gian qua nhưng hiện nay lại đang “tuột dốc” với tốc độ nhanh. Các doanh nghiệp (DN), hộ gia đình đều lúng túng tìm lối thoát.
Anh Nguyễn Văn Quang ở KP1, có hơn 10 năm sản xuất chậu hoa bằng tôn để xuất khẩu. Những lúc cao điểm, gia đình anh phải thuê thêm 3 công nhân mới kịp làm hàng. Vậy mà gần 1 năm nay, anh phải đi làm công nhân ở  Khu công nghiệp Amata.

Một góc kho hàng tồn của Công ty TNHH Chương Thảo. Ảnh: V.Nam
Ở KP3, ông Nguyễn Đức Tuyên đã có thâm niên 30 năm làm nghề gò các sản phẩm bằng tôn và 13 năm làm hàng xuất khẩu. Trong nhà, trước đây ông luôn có 20 công nhân, nhưng nay chỉ còn vợ chồng ông đi kiếm hàng chợ về làm (sản xuất bông sen cho thùng tưới cây). Nhìn hơn 20 chiếc máy chuyên dụng làm tôn nằm chỏng chơ gỉ sét, ông Tuyên ngao ngán nói: “Năm ngoái còn có hàng sản xuất được khoảng 3 tháng, còn từ đầu năm tới giờ là ngưng luôn. Đầu tư máy móc khá tốn kém nhưng giờ bán đi chỉ cân sắt vụn, ở đây rất nhiều người bán như vậy. Một chiếc máy cuốn tạo gân tôn khi mua có giá hơn 1 triệu đồng nhưng cân lên bán sắt chỉ được 100 ngàn đồng. Tôi tiếc nên cố giữ lại xem thời gian nữa kinh tế khá lên, may ra có hàng sản xuất trở lại đỡ phải sắm”.
Ở phường Hố Nai, có hàng trăm hộ rơi vào cảnh như anh Quang và ông Tuyên.
* Doanh nghiệp “bẹp dúm”
Theo thống kê của UBND phường Hố Nai, trước đây trên địa bàn phường có 15 DN tư nhân và Công ty TNHH sản xuất và xuất khẩu mặt hàng tôn mỹ nghệ. Đến hết quý III năm nay, đã có 10 đơn vị làm tôn bị “bẹp dúm” và phải tuyên bố giải thể. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Công ty luật Việt Á, đơn vị làm dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp, kế toán và báo cáo thuế cho một số DN sản xuất nơi đây cho biết, có những DN bán hết tài sản vẫn không đủ tiền trả nợ mặc dù doanh thu trước đây lên đến trên 1 tỷ đồng mỗi tháng.
Nghề gò tôn ở Hố Nai có từ khá lâu, nhưng làm hàng xuất khẩu bắt đầu phát triển từ năm 1998. Làng nghề tập trung ở các khu phố 1, 2, 3 và 4. Nơi đây sản xuất hơn 100 mẫu mã sản phẩm mỹ nghệ bằng tôn để xuất sang thị trường châu Âu, đỉnh cao của nghề này vào những năm 2005, 2006 và 2007. Ông Nguyễn Đình Luật, Phó chủ tịch UBND phường Hố Nai, cho biết, đến năm 2008 làng nghề có trên 500 hộ sản xuất hàng xuất khẩu, số lao động từ các nơi khác tới làm thuê cho DN và hộ gia đình ở đây khoảng 2 ngàn người. Từ năm 2008 xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, nghề này bắt đầu giảm dần và hiện chỉ còn hơn 100 hộ đang hoạt động cầm chừng.
Ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Công ty TNHH Chương Thảo, ở KP3 cho hay, sản xuất tôn mỹ nghệ ở Hố Nai phụ thuộc quá nhiều vào thị trường châu Âu, nên từ khi kinh tế khu vực này gặp khó khăn, sản xuất hàng đã bị đứng lại. Có những năm doanh thu của Công ty TNHH Chương Thảo lên đến 30 tỷ đồng/năm, nhưng từ năm 2010 doanh thu của DN giảm xuống chỉ còn 15 tỷ đồng, năm 2011 còn 8 tỷ đồng và 9 tháng của năm nay mới được hơn 2 tỷ đồng. Lượng tôn nguyên liệu của DN tồn kho cao chưa từng thấy, với gần 30 cuộn tôn (150 tấn), 3 xưởng sản xuất luôn đóng cửa. “Tôi cũng còn trụ được do vốn không phải đi vay, nhưng chỉ tiền tôn tồn kho thôi cũng hết mấy tỷ đồng rồi. Hiện nay sản xuất thì không có hàng nhưng mỗi tháng vẫn phải chi hơn 20 triệu đồng để trả lương cho những công nhân cần giữ lại” – ông Chương chia sẻ.
Nguồn: Báo Đồng Nai