Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

CÔNG TY DOANH NGHIỆP ĐỒNG NAI ĐI “SĂN” THỊ TRƯỜNG

Theo đánh giá của Bộ Công thương, năm 2013, khó khăn chính của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hàng của Việt Nam ở các thị trường lớn, như: Mỹ, châu Âu và Nhật Bản là sức tiêu thụ yếu và các rào cản kỹ thuật có xu hướng “khó nhằn” hơn.

Sản xuất tủ xuất khẩu sang Hàn Quốc của Công ty chế biến gỗ Quyết Thành - Biên Hòa - Đồng Nai.

Dù kinh tế còn những khó khăn trước mắt, nhưng nhiều DN làm hàng xuất khẩu vẫn chủ động tìm hiểu nhu cầu, khai thác thêm các thị trường cả mới lẫn cũ để duy trì sản xuất cho DN.

* Chuyển hướng bán hàng

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang Nga và Hàn Quốc của Công ty chế biến gỗ Quyết Thành (huyện Trảng Bom) đạt 900 ngàn USD, tăng gần 100 ngàn USD so với năm 2011. Đến nay, DN đã có đơn hàng đến hết tháng 6. Mặc dù khá ổn định ở thị trường mới nhưng Quyết Thành vẫn luôn quan tâm đến thị trường cũ (châu Âu). Giữa tháng 3 vừa qua, bà Nguyễn Thu Phương, Phó giám đốc công ty đã đi một số nước châu Âu để khảo sát thị trường. Hai quốc gia mà bà Phương đang đặt nhiều hy vọng nhằm đưa hàng trở lại là Đức và Hà Lan. Đây là hai nước đang có DN nhập khẩu đồ gỗ khá mạnh từ các quốc gia châu Á, nhất là Trung Quốc. “Trước đây công ty vẫn xuất hàng sang Đức, Ý và Pháp nhưng hiện tại hai nước Ý và Pháp sức tiêu thụ vẫn còn yếu. Song qua tìm hiểu, tôi thấy nhiều DN ở Đức và Hà Lan có khuynh hướng nhập khẩu hàng về cung cấp cho các nước khác trong khu vực châu Âu”. Nhìn thấy cơ hội, nhưng theo bà Phương, những khó khăn khi đàm phán ở châu Âu vẫn nằm ở chỗ, hàng DN Việt Nam hiện bị cạnh tranh rất gay gắt giá từ các DN Trung Quốc. “Mỗi lần đàm phán, khách lấy giá hàng của Trung Quốc để so sánh. Về chất lượng sản phẩm thì hàng Việt Nam được đánh giá tốt nhưng giá thì cao hơn Trung Quốc” - bà Phương nói.

Cũng trong kế hoạch tìm kiếm thị trường, ông Nguyễn Tiến Bình, Giám đốc Công ty mây tre đan Hà Thịnh ở phường Trảng Dài (TP.Biên Hòa) cho hay, ông vừa dự hội chợ chuyên ngành nội thất ở Singapore. Tại đây, ông Bình đã “kéo” được 2 khách hàng ở Đông Âu về ký hợp đồng với DN. Ông Bình nói: “Kinh phí năm nay khó khăn nên thay vì tham gia gian hàng tại hội chợ thì tôi chỉ đến tham quan. Ở đây mình vừa tìm hiểu xu hướng tiêu dùng, gặp gỡ nhà kinh doanh và có thể đàm phán ngay với họ”. Ông Bình cũng cho hay, sắp tới tại TP.Hồ Chí Minh tổ chức hội chợ quốc tế chuyên ngành này ông sẽ  tham dự. Đây cũng là cơ hội để DN tìm thêm khách hàng.

* Kỳ vọng thị trường Mỹ - Nhật

Nhiều DN làm hàng xuất khẩu sang Mỹ vẫn đang kỳ vọng nhiều ở thị trường này, nhất là lĩnh vực thủy sản và đồ gỗ. Ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc DN tư nhân Minh Tiến chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở phường Tân Biên (TP.Biên Hòa) cho biết, trong đợt khảo sát thị trường đầu năm nay tại Mỹ, ông thấy một số bang, như: California hay Hawaii sức tiêu thụ đã có phần tốt hơn. Do đó, ông cũng đang đàm phán với một số khách hàng tại Hawaii có nhu cầu về sản phẩm đồ gỗ ngoại thất.

Khách nước ngoài tham quan hội chợ quốc tế đồ gỗ năm 2013 tại TP.Hồ Chí Minh vào giữa tháng 3 vừa qua.

Đánh giá về thị trường xuất khẩu, Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - phó chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) các nhà xuất nhập khẩu Đồng Nai, kiêm giám đốc công ty Luật Việt Á, chuyên thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp ở Đồng Nai cho biết, cả hai nước Mỹ và Nhật Bản đang đưa ra các biện pháp kích thích tiêu dùng trong nước, có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. “Đương nhiên khi kích cầu tiêu dùng trong nước thì họ sẽ đưa ra những rào cản kỹ thuật để chống hàng nhập khẩu tràn vào. DN xuất nhập khẩu Việt Nam nếu chủ động tìm hiểu để không bị vướng những hàng rào này thì sẽ có nhiều cơ hội. Đặc biệt, trong tháng 4 này, phía Nhật Bản sẽ xem xét hồ sơ để chấp nhận kết quả kiểm nghiệm một lần ở Việt Nam, tránh phải kiểm tra hai lần đối với hàng nhập khẩu vào Nhật. Đây cũng là tín hiệu vui cho DN xuất khẩu”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ nhiệm CLB các nhà xuất nhập khẩu Đồng Nai chia sẻ.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cũng cho hay, năm 2013 được dự báo là khó khăn nên khá nhiều DN đã chủ động ngay từ đầu năm tìm kiếm thị trường với nhiều hình thức: thông qua các hội thảo ở TP.Hồ Chí Minh, tham tán thương mại ở các nước cũng như đi khảo sát trực tiếp thị trường.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét